518 Đại lộ Bình Dương, Hiệp Thành, Thị xã Thủ Dầu Một,
Tỉnh Bình Dương
Tel: 0987875021
Website:www.namtrung.com.vn
HOTLINE
0987 87 5021
NDĐT - Ngày 20-7, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, Công ty Siemens cùng Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam đồng tổ chức hội thảo "Doanh nghiệp số - đường tới cách mạng công nghiệp 4.0”. |
Đây là một trong chuỗi sự kiện đang diễn ra nhằm trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm của Chính phủ cũng như doanh nghiệp Đức trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp 4.0. Phát biểu tại hội thảo, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh: "Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang đến cơ hội cũng như là những thử thách cho Việt Nam. Việc chủ động tiếp cận các công nghệ tiên tiến đồng thời nắm bắt xu hướng phát triển mới của cách mạng công nghiệp lần thứ tư được Chính phủ Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ và nêu rõ trong Chỉ thị 16 /CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5-5-2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0. Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận thông tin và dữ liệu, chuyển giao công nghệ cũng như chuyển đổi sang doanh nghiệp số là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bộ Công Thương trong thời gian tới”. Gần đây, cụm từ “Công nghiệp 4.0” hay “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” ngày càng trở nên phổ biến. Với nền tảng là sự phát triển mạnh mẽ và tích hợp ở trình độ cao các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được dự báo sẽ làm thay đổi mạnh mẽ nền sản xuất của thế giới và của Việt Nam trong một tương lai không xa. Tâm điểm của cuộc cách mạng này chính là các "nhà máy thông minh". Mô hình này sẽ giúp các doanh nghiệp tăng năng suất, tính linh hoạt và hiệu quả, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Người tiêu dùng cũng sẽ có được lợi ích từ việc tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá cả cạnh tranh hơn và đặc biệt là được cá nhân hoá theo ý muốn. Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được dự đoán sẽ tạo ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet. Đồng thời cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ phải đối mặt những thách thức, tác động tiêu cực như: sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống, ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội đất nước; mất an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao… Mặt khác, có khả năng xuất hiện làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đây là những nhận định hết sức rõ ràng và thực tế về những cơ hội và nguy cơ mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó, khó khăn là điều chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy. Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng với những thách thức nêu trên, để có thể tiếp cận và khai thác thành công những cơ hội mà công nghiệp 4.0 mang lại, về phía doanh nghiệp, trước hết cần phải hiểu đúng, đầy đủ về cuộc cách mạng này, về những đặc trưng của nền sản xuất trong tương lai, những yêu cầu mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng nếu như không muốn tụt lại phía sau. Từ đó, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển lâu dài và những bước đi cụ thể, vững chắc để bước vào cuộc cách mạng này. Trong khuôn khổ hội thảo, khách tham dự còn tham gia tọa đàm và đối thoại cởi mở với các đại biểu có kiến thức và kinh nghiệm phong phú đến từ Bộ Công Thương, Siemens, Tập đoàn FPT Group, Tập đoàn Polyco.... Trong bài phát biểu của mình, Tham tán nước CHLB Đức Việt Nam - ông Martin Hoppe cho biết: “Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại tiềm năng vô cùng to lớn. Tuy nhiên, sự hợp tác và đối thoại chặt chẽ phải mang tính quốc gia và quốc tế để bảo đảm rằng chúng ta đạt được lợi ích nhưng tránh được các rủi ro từ nền sản xuất số hóa và tự động hóa". Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Siemens Việt Nam - Tiến sĩ Phạm Thái Lai nhấn mạnh: “Siemens quan niệm con đường tới Công nghiệp 4.0 chính là phát triển “Doanh nghiệp số”. Con đường trở thành doanh nghiệp số bao gồm bốn thành tố cốt lõi được phát triển dựa vào nhau một cách rất logic. Mỗi một thành tố chủ chốt này được tạo nên bởi một danh mục giải pháp độc đáo mà Siemens đã thiết kế cho khách hàng trên chặng đường tiến tới Cách mạng công nghiệp 4.0". Hội thảo là một cơ hội quý giá để chúng ta có thể trao đổi, thảo luận và tìm ra những hướng đi, những giải pháp hỗ trợ phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Những kinh nghiệm của Chính phủ Đức, những bài học thành công của Siemens cũng như các doanh nghiệp Đức sẽ là những thông tin vô cùng có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp Việt Nam. |
BAN BIÊN TẬP |